Điều kiện chiến trường Chiến_dịch_Sa_mạc_Tây

Địa hình

Chiến sự diễn ra chủ yếu trên Sa mạc Tây, chiều rộng khoảng 390 km bờ biển từ Mersa Matruh (Ai Cập) đến Gazala (Libya), dọc theo Litoranea Balbo, con đường nhựa duy nhất. Địa mạo Biến Cát nằm sâu 240 km trong nội địa đánh dấu giới hạn phía nam của sa mạc tại nơi rộng nhất của nó là ở Giarabub và Siwa; theo cách nói của người Anh thì Sa mạc Tây trải rộng bao gồm cả miền đông Cyrenaica của Libya. Từ bờ biển mở rộng vào trong nội địa là một vùng đá sa mạc bằng phẳng cao khoảng 150 m trên mực nước biển, chạy sâu 200–300 km đến vùng Biển Cát.[7] Khu vực này có bò cạp, rắn và ruồi, và là nơi sinh sống của một số nhỏ dân du mục Bedouin. Người Bedouin đoàn kết tốt và có khả năng dễ dàng đi theo địa hình; chuyển hướng đi lại qua mặt trời, những ngôi sao, la bàn và "cảm giác sa mạc", họ nhận thức tốt về môi trường dựa vào kinh nghiệm. Khi quân Ý tiến vào Ai Cập trong tháng 9 năm 1940, Cụm Maletti đã bị lạc khi rời Sidi Omar, mất tích và phải dùng máy bay mới tìm ra được họ.[8]

Vào mùa xuân và mùa hè, ngày rất nóng còn đêm rất lạnh.[9] Gió Sirocco (Gibleh hay Ghibli) là một loại gió sa mạc nóng bỏng, thổi theo đám cát mịn làm giảm tầm nhìn đi còn vài dặm và phủ lên mắt, phổi, máy móc, thực phẩm và trang bị; những xe có động cơ và máy bay cần bộ lọc dầu đặc biệt mới chạy được, và đất đai khô cằn đồng nghĩa với việc đồ tiếp tế thức ăn phải được vận chuyển từ bên ngoài đến.[10] Các động cơ máy móc của Đức thường bị quá tải nhiệt và tuổi thọ động cơ xe tăng giảm từ 2.300–2.600 km xuống còn 480–1.450 km, và còn tệ hơn nữa do tình trạng thiếu những bộ phận tiêu chuẩn các loại của Đức và Ý.[11]

Tiếp tế

Phe Trục

Kính bảo hộ và che mặt để chống nắng và cát

Tuyến đường mà hàng tiếp tế của Ý thường đi để tới Tripoli là vòng qua phía tây Sicily rồi tiếp cận bờ biển và cập cảng, kéo dài khoảng 970 km để tránh máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của Anh đóng tại Malta tiến công. Trên bộ, hàng tiếp tế được vận chuyển qua một quãng đường rất dài trên đường cái hoặc do tàu chở theo những lượng nhỏ. Khoảng cách từ Tripoli đến Benghazi là khoảng 1.050 km còn đến El Alamein là 2.300 km. 1/3 tàu buôn của Ý đã bị giam giữ sau khi Ý tuyên chiến và đến tháng 9 năm 1942, một nửa số còn lại bị đánh chìm, mặc dù đã được thay thế nhiều bằng cách đóng mới, chuộc tàu và các tàu chuyển giao của Đức. Từ tháng 6 năm 1940 đến tháng 5 năm 1943, 16% số hàng chở trên các tàu đã bị đánh chìm.[12]

Tobruk được sử dụng hết công suất vào tháng 6 năm 1942, nhưng tuyến đường tiếp cận dài và sự oanh tạc của quân Đồng Minh đã khiến cho cố gắng này bị từ bỏ trong tháng 8. Quân Đức cho rằng khoảng cách tối đa mà một đội quân cơ giới có thể hoạt động từ căn cứ của nó là 320 km, nhưng trung bình 1/3 các xe tải của phe Trục không thể hoạt động và 35–50% số nhiên liệu được cấp đã bị tiêu thụ khi chuyên chở số còn lại. Tình trạng thiếu dầu nhiên liệu ở Ý, quy mô nhỏ của các hải cảng tại Libya và vấn đề đáp ứng nhu cầu dân sự, tất cả dẫn đến việc huy động không hiệu quả một số lượng lớn các tàu hàng cỡ nhỏ và khiến cho Bộ tư lệnh Tối cao Lục quân Đức (OKH) kết luận rằng các lực lượng Đức ở Libya không thể được tiếp tế một cách hiệu quả để đánh một đòn quyết định trừ phi các đạo quân Ý trở về nước, mà về mặt chính trị thì điều đó là không thể.[13]

Đồng Minh

Vị trí địa lý của nước Ý có thể phong tỏa Địa Trung Hải nếu chiến tranh nổ ra và khiến cho Hạm đội Địa Trung Hải đóng tại Ai Cập phải phụ thuộc vào kênh đào Suez. Năm 1939, Wavell đã bắt đầu lên kế hoạch cho một căn cứ ở Trung Đông để hỗ trợ khoảng 15 sư đoàn (300.000 người), 6 ở Ai Cập, 3 ở Palestine và số còn lại ở xa ngoài mặt trận. Phần lớn các nguyên vật liệu được nhập từ các thuộc địa và phần còn lại thu được ở địa phương bằng cách khuyến khích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Kế hoạch cho một lực lượng đồn trú 9 sư đoàn ở Ai Cập và Palestine đã được tăng lên thành 14 vào tháng 6 năm 1941 và đến tháng 3 năm 1942 đã thành 23 sư đoàn.[14] Từ khi Ý tuyên chiến cho đến năm 1943, các tàu buôn từ Anh đi về phía đông vòng qua Mũi Hảo Vọng, nên khiến cho khoảng cách tới Ai Cập ngang bằng với đi tới Úc và New Zealand. Trung tâm Tiếp tế Trung Đông (MESC) được thành lập ở Ai Cập, Palestine và Syria để phối hợp các hàng nhập khẩu và các hàng thay thế địa phương, thực hiện chế độ phân phối dân sự và thúc đẩy cải thiện nông nghiệp. Đến tháng 3 năm 1943, MESC đã thay thế khoảng 100 tàu Liberty phân phối có giá trị nhập khẩu, tăng cường khả năng sản xuất khoai tây, dầu ăn, các sản phẩm từ sữa và cá. Gia súc lưu động từ Sudan không cần phải vận chuyển hàng lạnh nữa.[15]

Năm 1940, các lực lượng quân sự Anh đã có ga cuối của tuyến đường sắt quốc gia Ai Cập, đường bộ và cảng Mersa Matruh (Matruh) cách Alexandria 320 km về phía tây làm căn cứ. Một đường ống dẫn nước bắt đầu dọc đường xe lửa này và các nguồn nước đã được khảo sát. Nhiều giếng được đào nhưng phần lớn đều đầy nước muối, và năm 1939 nguồn nước sạch chính là các cống nước La Mã tại Mersa Matruh và Maaten Baggush. Các thuyền chở nước từ Alexandria và một nhà máy chưng cất tại Matruh đã nâng cao khả năng tiếp tế nhưng một cơ cấu kinh tế nghiêm ngặt buộc phải được tiến hành và rất nhiều nước đã phải vận chuyển theo đường bộ đến các khu vực xa xôi hẻo lánh. Số xe cộ hiện có trong năm 1939 là không đủ và các xe tải được chuyển cho Sư đoàn Thiết giáp với liên kết hậu phương tốt hơn; chỉ có các xe phù hợp với sa mạc là có thể mạo hiểm cho những con đường phức tạp, khiến cho xe tăng không thể di chuyển quá Matruh.[16] Matruh cách biên giới Libya 190 km về phía đông. Từ biên giới, không có nước tại Sollum, 80 km từ Sollum đến Sidi Barrani chỉ có một con đường chất lượng kém, có nghĩa là quân xâm lược phải tiến qua một vùng sa mạc không có nước và không có đường đi để tiếp cận quân chủ lực Anh.[17] Tháng 9 năm 1940, Tiểu đoàn Đường sắt New Zealand và công nhân Ấn Độ đã bắt đầu làm việc trên tuyến đường sắt ven biển, tới Sidi Barrani vào tháng 10 năm 1941 và Tobruk vào tháng 12 năm 1942, cách El Alamein 640 km về phía tây, chuyên chở 4.300 tấn mỗi ngày.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Sa_mạc_Tây http://www.awm.gov.au/histories/chapter.asp?volume... http://www.awm.gov.au/histories/chapter.asp?volume... http://www.btinternet.com/~ian.a.paterson/battles1... http://www.theblackvault.com/ http://www.theblackvault.com/documents/wwii/marine... http://archive.is/22Vi http://www-cgsc.army.mil/carl/resources/csi/hart/h... http://www.ibiblio.net/hyperwar/UN/UK/LondonGazett... http://www.AFRIKAKORPS.org http://ibiblio.org/hyperwar/UN/UK/LondonGazette/37...